Phân loại Miso

Miso có rất nhiều loại. Cơ quan Tiêu chuẩn Nông Lâm Nhật Bản phân các miso thành 4 nhóm:

  • Kome miso (miso gạo) bao gồm các loại miso mà nguyên liệu chính là đậu nành và gạo;
  • Mugi miso (miso lúa mạch) bao gồm các loại miso mà nguyên liệu chính là đậu nành và đại mạch hoặc khỏa mạch;
  • Mame miso (miso đậu) bao gồm các loại miso mà nguyên liệu chính chỉ gồm đậu nành;
  • Chōgō miso (miso hỗn hợp) bao gồm các loại miso mà nguyên liệu chính là đậu nành và thêm một hoặc vài nguyên liệu nữa.

Trong 4 nhóm, thì kome miso là loại phổ biến hơn cả. Mugi miso chỉ chiếm chưa đầy 11% tổng sản lượng miso.

Theo hương vị

Hương thơm, mùi vị, cách phối trộn, cũng như cho thêm các thành phần đặc biệt vào tương truyền thống... đã góp phần biến đổi miso, gây ra khác biệt theo vùng và theo thời vụ làm miso.

Vại ủ tương

Nguyên liệu, nhiệt độ, thời gian lên men, lượng muối, các loại khuẩn kōji, và bể chứa (hay thùng, vại) cũng tạo nên khác biệt. Cách phân loại phổ biến nhất với miso đậu nành là:

  • Shiromiso, "miso trắng" (thật ra có màu vàng)
  • Akamiso, "miso đỏ"
  • Kuromiso, "miso đen"
  • Hatchomiso[1]

Loại trắng và đỏ (shiromiso & akamiso) là loại miso căn bản được sử dụng khắp nơi, trong và ngoài nước Nhật. Ở phía Đông vùng Kantō, nơi có thủ đô Tokyo, shiromiso rất được ưa chuộng; phía Tây vùng Kansai, nơi tọa lạc các thành phố lớn Osaka, KyotoKobe, cư dân ưa thích loại hatchomiso nâu sậm, còn akamiso thì được chuộng ở vùng Tokai.[cần dẫn nguồn]

Theo thành phần

Nguyên liệu thô để sản xuất tương miso: đậu nành, lúa mạch, gạo, kiều mạch, hạt kê, lúa mạch đen, tiểu mạch, hạt cây gai dầu, cùng nhiều thứ khác. Về sau, các nhà sản xuất đến từ các quốc gia khác lại cho ra đời các sản phẩm miso làm từ ngô, đậu Ấn, rau dền, đậu Azuki, và quinoa. Thời gian ủ tương kéo dài ít nhất năm ngày đến khoảng vài năm. Hiện tại, chúng ta rất khó phân biệt được một hệ thống đồ sộ các loại tương miso, chỉ tạm phân loại theo độ mịn(?), màu sắc, hương vị và lớp đáy.

  • mugi (麦, mạch): lúa mạch
  • tsubu (粒, lạp): bột mì/lúa mạch
  • aka (赤, xích): red, medium flavor
  • hatchō (八丁, bát đinh): aged (or smoked), strongest flavor, along with 'shiro' is most commonly used
  • shiro (白, bạch): rice, sweet white, fresh, along with 'hatcho' is most commonly used
  • shinshu: một loại gạo màu nâu đậm.
  • genmai (玄米): gạo lứt
  • awase (合わせ): layered, typically in supermarket
  • moromi (醪): chunky, healthy (kōji is unblended)
  • nanban (南蛮, nam man): chunky, sweet, for dipping sauce
  • inaka (田舎, điền xá): farmstyle
  • taima (大麻, đại ma): hạt gai dầu
  • sobamugi (蕎麦): kiều mạch
  • hadakamugi (裸麦, khỏa mạch): lúa mạch đen
  • meri (蘇鉄): làm từ cùi cây , thực phẩm của các nhà sư.
  • gokoku (五穀, ngũ mễ): tức là năm loại đậu (đậu nành, tiểu mạch, lúa mạch, trắng và mè-đuôi-cáo)

Nhiều vùng có thay đổi cách làm dựa theo cách làm căn bản. Ví dụ như đậu nành dùng trong tương miso Sendai được nghiền nát hơn miso đậu nành bình thường.

Các loại miso có thêm nguyên liệu là gạo (gồm miso shinshu và shiro) được gọi chung là kome miso.